Đang gửi...

Quay về thị trường nội địa: Giải pháp tích cực cho ngành gỗ

Khi xuất khẩu không còn là mảnh đất béo bở do suy thoái kinh tế, doanh nghiệp ngành gỗ lại quay trở về thị trường đồ gỗ nội địa, xem đây như một hướng đi mới nhằm chủ động tìm kiếm cơ hội thách thức.

Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Chỉ trong vài năm qua, ngành chế biến gỗ Việt Namđã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về năng lực, già trị sản xuất và thị trường xuất khẩu. Đồ gỗ Việt Nam tự hào hiện diện tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản…Hội đồng xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) đã đánh giá Việt Nam là nước dẫn đầu trong khối ASEAN về uy tín và mặt hàng, sản lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu.

Nhưng hiện tại, do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành gỗ đang đối diện với không ít khó khăn. Cụ thể về xuất khẩu, 8 tháng đầu năm nay chỉ đạt 1,55 tỷ USD , giảm 15% so với cùng kỳ năm 2008. Thị phần của ngành gỗ tại nhiều quốc gialiên tục sụt giảm, đặc biệt là thị trường EU, Hoa Kỳ. Ngoài ra khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ là thị trường xuất khẩu đang bị thu hẹp lại. Tại các thị trường lớn xuất hiện ngày càng nhiều các rào cản khắt khe, các hành vi bảo hộ lao thương mại tinh vi như đạo luật LACEY của Hoa Kỳ, Hiệp định về “Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ (FLEGT) của Châu Âu (EU). Ngòai ra, năm 2009 ngành công nghiệp gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức mới khi các nước trong khu vực ASEAN liên kết lại để tăng sức cạnh tranh, tạo thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp gỗ.

Giữa lúc thị trường bên ngoài còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu định hướng quay trở lại thị trường nội địa – một thị trường tiềm năng bấy lâu bị lãng quên do doanh nghiệp hăm hở đổ xô vào xuất khẩu, để “người khổng lồ” Trung Quốc, Đài Loan tung hoành. Theo ông Nguyễn Chiến Thắng – Chủ tịch Hội Mỹ Nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA), thị trường đồ gỗ tại Việt Nam có tiềm năng lớn do đời sống người dân người dân ngày càng được nâng cao, sức tiêu thụ các mặt hàng gỗ gia dụng, trang trí nội thất đang gia tăng, đặc biệt là chất lượng hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm phù hợp rất phù hợp với thị hiếu và phong cách sống của người Việt Nam. Kết quả một số cuộc điều tra khảo sát thị trường cho biết chỉ có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nước thuộc về các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, còn lại 80% với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm thuộc về các sản phẩm của các nhà sản xuất Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hông Kông, Thái Lan…, thực tế cho thấy nhu cầu đồ gỗ, và đồ gỗ cao cấp trong nước đã và đang gia tăng. Chỉ tính riêng nhu cầu trang bị cho các căn hộ tại các dự án căn hộ cao cấp đang triển khai tại Tp.HCM và Hà Nội thi doanh số đã có thể lên tới cả trăm triệu USD. Còn tính chung trong cả nước, thì chắc chắn doanh số không dừng lại ở mức này. Cũng theo ông Thắng, doanh thu từ thị trường nội địa của tất cả các ngành tương đương với doanh số xuất khẩu, điều này chứng tỏ sức tiêu thụ mạnh của khách hàng trong nước. Nếu khai thác tốt thị trường nội địa, doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển. Với năng lực cạnh tranh quốc tế, lợi thế sân nhà, chi phí vận chuyển thấp, đồ gỗ “Made in Việt Nam” hoàn tòan có khả năng đánh bại hàng ngoại.

Một số thuận lợi khác là thị trường bất động sản cả nước đã có những chuyển động trở lại cùng hàng loạt dự án nhà và văn phòng được khởi công sẽ tạo điều kiện cho ngành sản xuất gỗ công nghiệp và xây dựng phát triển. Tuy nhiên, việc tận dụng những cơ hội này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một chiến lược phát triển toàn diện. Đến nay đã có không ít doanh nghiệp chế biến gỗ phải thu hẹp quy mô sản xuất, một vài công ty chuyển hướng sang thị trường Châu Á và nội địa. Việc phát triển thị trường nội địa được nhiều chuyên gia cho là giải pháp tích cực nhất cho ngành chế biến gỗ trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Tất nhiên để làm được điều này, cần thiết các doanh nghiệp phải liên kết, xây dựng các chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối hiệu quả cho các thị trường nội địa: đồng thời tập trung xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến gỗ, khuyến khích trồng rừng, bảo vệ và khai thác rừng hợp lý.

Chia sẻ bí quyết thành công

Quay về thị trường nội địa tuy không thể giúp ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ thoát khỏi sự đe dọa của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng là lối thoát để các doanh nghiệp trong ngành có thể bám trụ và tồn tại trong bối cảnh khó khăn chung. Dẫu vậy để thâm nhập được và thâm nhập thành công lại là cả một vấn đề. Theo các chuyên gia, cái dễ của thị trường nội địa là một khi đã đi vào quỹ đạo thì tăng trưởng rất nhanh, khách hàng tự tìm đến mình chứ không khó khăn như ban đầu. Yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi muốn chinh phục thành công thị trường trong nước chính là chữ “nhẫn”, phải thật kiên trì, quyết tâm cao độ bởi thời gian đầu chắc chắn doanh nghiệp sẽ vấp phải hàng loạt trở ngại.

Kinh nghiệm của Công ty TNHH gỗ Mỹ Tài sau hơn 3 năm bền bỉ bám trụ thị trường trong nước song hành với xuất khẩu đã trở thành kinh nghiệm chung cho những doanh nghiệp đang có ý định quay về sân nhà. Vốn hiểu thị trường nội địa không phải “miếng xương dễ gặm” nên khi xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường trong nước, gỗ Mỹ Tài chấp nhận chịu lỗ trong nước thời gian, lấy lợi nhuận của mảng xuất khẩu bù đắp qua. Ông Lê Duy Linh – Tổng giám đốc Công ty chia sẻ “Việc thâm nhập thị trường trong nước phải kiên trì, lâu dài chứ không thể một, hai năm mà đòi hỏi có lời ngay như xuất khẩu”. Chính vì chủ động quay về thị trường nội địa ngay thời điểm cần thiết, lại chọn đúng phân khúc phù hợp nên Mỹ Tài đã từng bước chiếm lĩnh và làm chủ thị trường nội địa.

Bên cạnh tâm thế chủ động và sự kiên trì cần thiết, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải biết phát huy hết lợi thế của mình, đó chính là chất lượng sản phẩm, năng lực và kinh nghiêm kinh nghiệm chinh phục các thị trường quốc tế khó tính nhất. Sau nhiều năm bôn ba tại các thị trường quốc tế, Công ty Mifaco cho biết: “Trước đây, khi bắt đầu tìm thị trường xuất khẩu, tôi rất chú trọng đến công tác tiếp thụ nên thường tìm đến các hội chợ quốc tế để quảng bá hình ảnh công ty, điều tra thị trường để nắm bắt tâm lý tiêu dùng, tìm khách tiêu thụ…Nay quay lại thị trường nội địa, Mifaco vẫn trung thành với phương thức tích cực quảng bá thương hiệu, sẵn sàng tham gia các kỳ hội chợ chuyên ngành trong nước, bắt đầu từ hội chợ VietBuild 2009 để tìm hiểu nhu cầu của thị trường trong nước, từ đó thiết lập cho mình chiến lược tấn công phù hợp dựa trên năng lực sẵn có”.

Riêng CTCP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) lại chọn cách mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tăng cường hệ thống phân phối để khẳng định vị thế của mình tại thị trường nội địa. Cụ thể TTF vừa khai trương một cửa hàng trừng bày và bán sản phẩm nội – ngoại thất. Đây là cửa hàng thứ 2 tại Tp.HCM được TTF đưa vào hoạt động theo kế hoạch phát triển thị trường nội địa của mình. Dự kiến, trong thời gian tới TTF sẽ tiếp tục đầu tư mở thêm 10 cửa hàng, siêu thị đồ gổ tại các thị trường lớn.

Liên kết để quay về sân nhà

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, trang trí nội thất đều cho rằng quay lại thị trường nội địa là biện pháp hữu hiệu để cân bằng sản xuất trong bối cảnh xuất khẩu sụt giảm. Theo các doanh nghiệp này, cách tốt nhất là phải liên kết để tạo nên sức mạnh trong xu thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đang vào Việt Nam.

Thấy được yêu cầu cần thiết phải liên kết tạo sức mạnh chung, HAWA quyết định dồn sức đưa doanh nghiệp ngành gỗ quay về chinh phục khách hàng Việt. Hội đang xây dựng kế hoạch liên kết bằng các hoạt động cụ thể trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, hưởng ứng cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Cụ thể, ban đầu các thành viên của Hội sẽ góp sản phẩm thế mạnh của mình để tạo thành nhiều nhóm doanh nghiệp có khả năng cung ứng đầy đủ các mặt hàng trong ngành, sau đó tiến đến tiếp thị với các đại lý bán lẻ toàn quốc. Hội sẽ kết nối nhiều nhóm doanh nghiệp có khả năng cung ứng đầy đủ các mặt hàng trong ngành như thế và mỗi nhóm sẽ tiến tới thành lập một công ty cổ phần phân phối, có chức năng tìm kiếm khách hàng trong nước, nhận đơn hàng, tổng hợp rồi chia lại cho từng đơn vị, qua đó từng bước giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu và chiếm lĩnh sân nhà.

Bên cạnh đó, nhằm kết nối cơ hội kinh doanh giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, tìm đầu ra cho doanh nghiệp, dự tính trong tháng 11/2009, HAWA sẽ tổ chức một hội chợ xúc tiến thương mại trong nước. Ngoài ra, cđể cụ thể hóa việc liên kết giữa các hội viên, HAWA đang chuẩn bị một loạt chương trình xúc tiến nội địa như liên kết, mở rộng hội viên, thành lập công ty cổ phần phân phối nội thất…Đặc biệt, phát huy thành công bước đầu trong việc liên kết tiêu thụ nội địa ở Hội chợ VietBuild 2009, HAWA sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức hội chợ nội địa chuyên về đồ gỗ và trang trí nội thất – VIFA Home vào tháng 7/2010. Hội chợ được kỳ vọng là sân chơi cho những nhà kinh doanh nội thất để cùng quảng bá, tăng cơ hội cạnh tranh sân nhà cho các doanh nghiệp.

Tin khác

Call 0904 279 585
top